Theo thống kê về bệnh tật của Tổ chức sức khỏe thế giới, đột quỵ gây tử vong khoảng 10 triệu người khắp toàn cầu mỗi năm và được coi là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của nhiều nước đang phát triển.
Cơn đột quỵ có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. |
Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Một năm sau cái chết của người anh họ, anh Phạm Minh Tâm (Quận 3, TP Hồ Chí Minh) vẫn không thể quên thời khắc anh họ gục xuống trong bữa ăn trưa cùng cả gia đình. Gia đình vội đưa bệnh nhân thẳng bệnh viện cấp cứu nhưng sau 3 ngày nằm viện, anh đã ra đi vì đột quỵ, khi tuổi đời còn rất trẻ (52 tuổi).
Cái chết bất ngờ như bệnh nhân trên sau một cơn đột quỵ không phải là hiếm gặp. Bởi đây là căn bệnh thường gặp ở người có tuổi và để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong cho người bệnh. Theo thống kê về bệnh tật của Tổ chức sức khỏe thế giới, đột quỵ gây tử vong khoảng 10 triệu người khắp toàn cầu mỗi năm và được coi là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của nhiều nước đang phát triển. Theo thống kê, cứ 7 người đã bị đột quỵ sẽ tái phát sau 1 năm nếu không điều trị và phòng ngừa.
Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) cho biết, có nhiều dấu hiệu nhận biết đột quỵ ở các mức độ khác nhau gồm hôn mê, liệt nữa người, nói đớ, nuốt bị sặc… Các biểu hiện rối loạn về chức năng thần kinh này thường xuất hiện nhanh, đột ngột và tồn tại trên 24 giờ.
Đột quỵ cũng được chia thành nhiều dạng khác, dựa vào tiến triển của bệnh theo thời gian trong 2 đến 3 tuần đầu. Với cơn đột quỵ mà bệnh nhân khỏi hoàn toàn trước 24 giờ được gọi là đột quỵ dạng cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA hoặc MiniStroke). Những người này có thể bị đột quỵ thực sự sau đó vài tháng nếu không quan tâm đến việc điều trị và phòng ngừa.
Với những trường hợp bệnh nhân khỏi hoàn toàn sau 24 bị đột quỵ, để lại di chứng bị liệt được gọi là đột quỵ dạng thiếu máu não có hồi phục. Ở mức độ 3 là mức độ nặng hơn, người bệnh đột quỵ chỉ khỏi một phần và di chứng kéo dài. Dạng đột quỵ thứ 4 là bệnh nhân không hồi phục hoặc nặng lên liên tục. Mức độ cao nhất, nguy hiểm nhất của đột quỵ là người bệnh bị tử vong.
Đột quỵ đến từ đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ như: cao huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường, rung nhĩ…. Trong các bệnh này điều trị cholesterol cao ít được quan tâm đúng mức vì bệnh tiến triển âm thầm, nhưng rất nguy hiểm. Theo 3 nghiên cứu MRFIT, Honolulu và Copenhagen được thực hiện tại Hoa Kỳ trong vài thập niên gần đây cho thấy có sự tương quan giữa nồng độ mỡ gây hại như LDL-c, Triglyceride với tăng nguy cơ gây đột quỵ dạng nhũn não lên vài lần đến vài chục lần tùy vào mức độ tăng và cơ địa người bệnh có các bệnh lý khác đi kèm.
Cholesterol trong máu cao hơn 240mg/dl sẽ tích tụ ở mặt trong của thành các động mạch. Sự tích tụ này cùng với các chất lắng đọng khác tạo nên một mảng bám cứng dày, làm động mạch bị hẹp và kém đàn hồi, thường được gọi là mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa ngày càng to dần gây chít hẹp lòng động mạch. Khi mảng xơ vữa bị vỡ ra, máu sẽ tiếp xúc với lõi chất béo bên trong mảng xơ vữa. Khi đó các tế bào tiểu cầu và hệ thống đông máu bị hoạt hóa dẫn đến hình thành huyết khối . Nếu huyết khối gây tắc một động mạch tưới máu não, khiến một vùng não sẽ chết, gây ra tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ.
Giảm cholesterol, giảm nguy cơ đột quỵ
Với những người có cholesterol máu cao nên được điều trị để giảm nguy cơ đột quỵ. Bởi việc kiểm soát tốt tăng cholesterol trong máu góp phần làm giảm đột quỵ dạng nhũn não.Trong việc điều trị tăng cholesterol người bệnh bỏ thói quen ăn nhiều chất béo từ các loài động vật như heo, bò, gà. Đồng thời cần tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao ít nhất 5 lần trong tuần, mỗi lần tập phải trên 30 phút và ra được mồ hôi.
Trong dùng thuốc, hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị mỡ máu có các nhóm chính là: Resin, Acicd nicotinic, Fibrate, Statin. Tùy theo dạng tăng mỡ trong máu bác sĩ sẽ lựa chọn riêng lẻ hoặc kết hợp các loại thuốc này và cần phải có chỉ định, theo dõi của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng vì thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ khác nhau.
Bên cạnh đó, hiện đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để dự phòng tăng cholesterol, ngăn ngừa đột quỵ. Theo Cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA, chế phẩm kết hợp Phytosterols, Red Yeast Rice, Nattokinase đã góp phần giảm cholesterol gây hại ( LDL-c, Triglyceride ) tăng cholesterol có lợi ( HDL-c ) đồng thời làm tan và ngăn chặn hình thành huyết khối nên giúp giảm cholesterol, ngừa đột quỵ.
Dân Trí Quảng cáo :D Hebesplus sản xuất tại Mỹ theo tiêu chuẩn FDA, với tinh chất tự nhiên Phytosterols, Red Yeast Rice, Nattokinase có tác dụng giảm cholesterol, chống xơ vữa động mạch, làm tan và ngăn ngừa hình thành huyết khối nên phòng và hỗ trợ điều trị đột quỵ. Hebesplus - giảm cholesterol, ngừa đột quỵ. Điện thoại tư vấn: 08.3.850.68.68 |
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.